Bát Trảm Đao Vịnh Xuân Quyền Âm Dương Cao Cấp, Quai Đồng Thau:
Trọng lượng: 1.8kg
Chiều dài lưỡi: 38cm
Tổng chiều dài: 56cm
Chất liệu: Lưỡi bằng nhôm, quai ốp đồng thau.
Bát Trảm Đao Vịnh Xuân Quyền
Bát Trảm Đao là một trong những khái niệm phổ biến nhất của làng võ thuật cổ điển Trung Hoa, đặc biệt là nhờ sự phổ biến của Vịnh Xuân Quyền. Tuy nhiên, có nhiều điều không phải ai cũng hiểu biết về Bát Trảm Đao.
Thực ra, Bát Trảm Đao không phải tên một loại binh khí, mà là tên một bài quyền của loại binh khí mà võ thuật Trung Quốc vẫn quen gọi là "song tô", "đao quai", "nhị tự song đao" hay "hồ điệp đao".
Bài quyền Bát Trảm Đao có 8 kỹ thuật cơ bản, từ đó thiên biến vạn hóa ra các tình huống, vừa đơn giản vừa có khả năng phát triển đòn thế tốt.
Sau này, Bát Trảm Đao quá phổ biến và được Vịnh Xuân xem như một trong những bài quyền chính thức nên tên bài quyền Bát Trảm Đao được đặt tên cho loại binh khí này.
Ngoài Vịnh Xuân Quyền, các môn phái khác cũng thường xuyên Bát Trảm Đao như: Thái Lý Phật, Hồng Gia…
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA BÁT TRẢM ĐAO
Bát Trảm Đao có cấu tạo gồm 2 phần: Phần chuôi đao (gồm cán đao và có quai chữ C) và phần lưỡi đao.
Phần chuôi đao thường có một vòng thép tạo thành quai (quai chữ C), ngoài chức năng bảo vệ tay cầm đao thì nó còn giúp cho đao linh hoạt.
Cán đao: thường nằm trên một đường thẳng với sống đao.
Lưỡi đao: có 2 loại là lưỡi đao 1 lưỡi và lưỡi đao 2 lưỡi. Ngày nay, Bát Trảm Đao 1 lưỡi được sử dụng phổ biến rộng rãi hơn. Lưỡi thường có độ dày từ 2mm trở lên.
Tùy theo từng chi phái mà Bát Trảm Đao có sự khác nhau về kiểu dáng, kích thước và trọng lượng. Trọng lượng đao còn tùy thuộc vào chất liệu cấu tạo nên cây đao như: Inox, Nhôm, Đồng Thau. Thông thường trọng lượng Bát Trảm Đao dao động trong khoảng dưới 2kg.
Bát Trảm Đao có nhiều dị bản khác nhau tùy vào dòng phái sử dụng. Đơn cử như đao của Vịnh Xuân dòng Hồng Thuyền (Trung Quốc) thường có mũi được vát nhọn nhằm tăng uy lực cho Bát Trảm Đao.
Ở những dòng phái khác thì mũi đao lại làm theo kiểu 1/4 hình tròn để tạo góc rạch, cắt tốt hơn.
Trên thị trường hiện nay phổ biến 2 loại Bát Trảm Đao gồm: Bát Trảm Đao nhôm và Bát Trảm Đao Inox.
CÁCH LUYỆN BÁT TRẢM ĐAO
Bài tập Bát Trảm Đao thường sử dụng loại Bát Trảm Đao cỡ trung bình, khoảng bằng độ dài cẳng tay người tập cộng với một bàn tay xòe thẳng (chuôi đao có thể nằm gọn trong lòng bàn tay, và lưỡi đao chập theo cẳng tay trong một số động tác của bài). Chuôi đao có một vòng thép tạo thành quai, ngoài chức năng bảo vệ tay cầm đao còn giúp loan đao linh hoạt.
Bài tập Bát Trảm Đao chia làm 8 đoạn (bát trảm) với mỗi đoạn là một thế đao chính đó là:
Đao thức
Lập trảm đao
Than trảm đao
Song canh đao
Cổn bàng đao
Nhất tự đao
Vấn đao
Quải đao
Tuy chỉ có 8 thế đao nhưng bài quyền Bát Trảm Đao được xem là một trong những món vũ khí khó sử dụng nhất, bởi người dùng phải thành thục được nhiều động tác, có phản xạ tốt để tận dụng được lợi thế công – thủ song toàn.
Lưỡi đao thu ngược về có thể làm tấm khiên che chắn cho toàn bộ cánh tay người dùng, quai đao ôm hết nắm tay cũng giúp che chắn tốt những đòn chém loạn xạ.
Trong khi đó, lưỡi đao ngắn đi đúng theo nguyên tắc “ngắn một tấc – hiểm một tấc” của võ thuật Trung Quốc, nhiều phiên bản Bát Trảm Đao có mũi nhọn, vừa chém vừa đâm tốt.
Ngoài ra, bài tập với Bát Trảm Đao sẽ dạy người võ sinh cách sử dụng những kỹ năng nội công quan trọng cùng với những bộ pháp cao cấp trong bài đao này. Những kỹ năng này sẽ góp phần đáng kể vào toàn bộ kỹ năng của người võ sinh.